Á châu Tập_đoàn

Tại Nhật Bản, thuật ngữ keiretsu là một mô hình quản lý của các tập đoàn phát triển. Trong khi mô hình phương Tây của tập đoàn bao gồm một công ty lớn với nhiều công ty con bị kiểm soát bởi công ty chính thì keiretsu của Nhật đặt phần liên kết qua các cổ phần lồng do một ngân hàng đứng trung gian. Về mặt quản lý, keiretsu ở Nhật khá giống tập đoàn (conglomerate) ở Mỹ, chỉ khác là conglomerate được giao cho đội chuyên môn quản lý, nhưng về mặt sở hữu chúng là công ty có tư cách pháp nhân độc lập, nhưng hoạt động ăn khớp và hỗ trợ lẫn nhau, dựa vào chữ tín. Mỗi đơn vị được cung cấp hàng hóa sản xuất và cho vay dài hạn mà không cần phải trả ngay. Mitsubishi là một trong những keiretsu của Nhật Bản được biết đến nhất, bao gồm nhiều ngành như sản xuất ô tô, lắp ráp thiết bị điện tử, kinh doanh bán lẻ, và quản lý khách sạn...

Tại Hàn Quốc, các Chaebol là một mô hình khác của tập đoàn thuộc sở hữu và điều hành bởi một gia đình. Các Chaebol của Hàn Quốc thường mang hình thức của một công ty mẹ, và có nhiều công ty con hoạt động để đáp ứng yêu cầu vật tư và dịch vụ của công ty mẹ. Chaebol cũng thường thuộc sở hữu và do đó đặt dưới quyền quản lý của một gia đình. Do đó hầu hết các giám đốc chaebol hiện hữu là cha truyền con nối.

Cả hai loại chaebol hay keiretsu đều bị cấm sở hữu ngân hàng. Ở Hàn Quốc, chính phủ muốn kiểm soát những công ty này qua việc kiểm soát tín dụng. Còn ở Nhật, keiretsu không được làm chủ ngân hàng nhưng thường hoạt động rất chặt chẽ với ngân hàng và thường được ngân hàng đáp ứng tín dụng dễ dàng.[1]